Cây mít – Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít
Cây mít là loại cây ăn quả quan trọng và có giá trị kinh tế cao, thuộc họ Dâu tằm và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Quả mít còn được xem là biểu tượng quốc gia của Bangladesh.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng mít giống các loại
Mít, cây ăn quả cổ truyền, được trồng từ hàng ngàn năm với quả thơm ngon và lợi ích sức khỏe. Cây mít dễ trồng, sống lâu và không đòi hỏi nhiều công sức. Ngoài việc ăn quả tươi, mít còn được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm như mít sấy, kẹo, nước uống và món ăn nấu.
Vì những ưu điểm này, nhu cầu sử dụng mít ngày càng tăng, thu hút nhiều người trồng để kinh doanh. Áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít đúng cách. Cùng với biện pháp phòng trừ sâu bệnh, sẽ giúp đạt năng suất và chất lượng tốt nhất cho vườn mít.
-
Thời vụ trồng cây: Thời điểm trồng cây thích hợp nhất là đầu mỗi mùa mưa vì cây rất ưa nước, thiếu nước cây khó sống. Trồng cây vào mùa mưa đỡ cho người tròng công sức tưới nước cho cây hằng ngày.
-
Mật độ trồng cây: Thích hợp nhất là khoảng 300 -350 cây trồng trong một hecta.
-
Cần bón lót cho các cây, mỗi gốc cần bón với liều lượng như sau: 5kg phân hữu cơ vi sinh + 0,4kg lân + 0,4kg vôi bột + 10 gram chất Furadan 3G.
-
Trong khi trồng cây cần cắt đáy bầu. Khi trồng xong cây cần cắm cọc nhằm mục đích cố định cây con để cây không bị gãy đổ khi mưa bão. Sau khi căm sóc cần cung cấp nước cho cây mít.
Kỹ thuật chăm sóc cây mít
1.Vệ sinh đất trồng mít
Đây là việc đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự cạnh tranh dinh dưỡng từ cỏ với cây mít. Tuy nhiên, cần lưu ý không đào quá sâu xung quanh gốc cây, để tránh gây tổn thương cho rễ mít. Nếu rễ bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến quả mít nhỏ và không đạt chất lượng.

2. Tưới nước
Thời kì đầu khi trồng cây cần thường xuyên cung cấp nước cho cây. Sau khi cây được một năm tuổi lượng nước cung cấp cho cây cần hạn chế. Vì vậy nếu trồng cây vào mùa mưa thì không cần tưới nước cho cây.

3. Bón phân cho cây
Là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng. Sau khi thu hoạch xong trái cần bón phân cho cây kết hợp với công việc tạo tán, tỉa cành. Lượng phân bón cần thiết cho cây vào khoảng 5kg phân chuồng hoai mục cho một gốc cây.
Đồng thời cần bón khoảng 0,4kg phân lân giúp cây phục hồi và phát triển bộ rễ. Để lá cây phát triển thuận lợi cần bón phân chuyên dùng cho lá là 0,4kg phân AT-01 một gốc cây.

4. Tỉa cành và tạo tán
Việc này cho cây mít là một công đoạn quan trọng để đảm bảo cây phát triển và sinh trưởng tốt. Khi cây đạt đến chiều cao khoảng 1m, ta cần tỉa cành đều và loại bỏ những cành nhỏ. Đối với cây chưa ra quả, ta nên tỉa cành khoảng 2 hoặc 3 lần mỗi năm.
Khi cây đã ra quả, chỉ cần tỉa cành một lần sau khi thu hoạch. Để giữ cho cây cân đối và loại bỏ các cành bị sâu bệnh. Cần giữ lại các cành cấp 1 cách gốc khoảng 45cm. Để các cành này mọc theo hướng khác nhau và giữ khoảng cách 45cm giữa các cành trên và dưới. 
—————————–
Hãy liên hệ ngay với Cây xanh Bách Lộc để được tư vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc mít tốt hơn
Bài viết liên quan
29/11/2023
Đặc Tính Của Đất Trồng Bonsai Khi trồng cây bonsai, nhiều người thường thấy hay gặp tình trạng cây bị thối rễ cho không biết chăm sóc, có thể là do tưới nước quá nhiều, khả năng thoát nước của đất kém nên dẫn tới ngập úng. Một trong những đặc tính quan trọng nhất […]
Xem thêm
25/11/2023
Đảm bảo thổ đất đã được kiểm tra chất lượng, pH, và cấp dưỡng chất trước khi bón phân. Điều này giúp xác định loại phân cần sử dụng và lượng phân cần bón. Trước khi bón phân, hãy đảm bảo đất ẩm đều. Việc này giúp phân hóa tan và hấp thụ tốt hơn […]
Xem thêm
25/11/2023
Hồng xiêm ngày nay được trồng rất phổ biến nhưng sẽ tùy vào từng mùa vụ mà cây có thể phát triển đến đâu. Điều kiện để trồng cây hồng xiêm là gì. Cùng Cây Xanh Bách Lộc tìm hiểu qua bài viết sau Đặc Điểm Cây Hồng Xiêm Cây hồng xiêm là loại cây […]
Xem thêm
19/11/2023
Rau tươi xanh không chỉ là nguồn dinh dưỡng quan trọng mà còn là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người yêu cây trồng đang gặp phải vấn đề khi lá rau bắt đầu bị vàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân […]
Xem thêm